Nguyên nhân và cách xử lý khi đánh bóng chuyền bị bầm tay
- Nhận định, soi kèo bóng đá trận Arsenal vs Crystal Palace, ngày 19/12/2024
- Nhận định, soi kèo bóng đá trận Adana Demirspor vs Besiktas, ngày 16/12/2024
- Nhận định, soi kèo bóng đá trận Southampton vs Tottenham, ngày 16/12/2024
- Nhận định, soi kèo bóng đá trận Mainz 05 vs Bayern Munich, ngày 14/12/2024
- Nhận định, soi kèo bóng đá trận Ajax vs Lazio, ngày 13/12/2024
- Nhận định, soi kèo bóng đá trận Stuttgart vs Young Boys, ngày 12/12/2024
Bóng chuyền là một môn thể thao thu hút nhiều giới trẻ tham gia. Ngoài việc rèn luyện sức bền và khả năng nhanh nhạy, môn thể thao này còn được xem là một giải pháp tuyệt vời để tăng chiều cao. Tuy nhiên, khi chơi bạn không ít lần gặp chấn thương, đặc biệt là bị bầm tay. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp nguyên nhân tại sao đánh bóng chuyền bị bầm tay và cách chăm sóc vết thương nhanh hồi phục.
Nguyên nhân đánh bóng chuyền bị bầm tay
Việc tìm hiểu nguyên nhân đánh bóng chuyền khiến tay bị bầm cũng đồng thời là một cách để chuẩn bị các biện pháp phòng tránh các tình huống chấn thương. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bầm ở tay:
Đánh không đúng kỹ thuật
Một trong số nguyên nhân chính khiến hầu hết mọi người đánh bóng chuyền bị bầm tay là do kỹ thuật đánh chưa chuẩn. Khi chuyền bóng sai kỹ thuật, như sử dụng mu bàn tay thay vì cánh tay để chuyền bóng, có thể gây ra chấn thương bầm tay.
Hay có thể bạn đã dùng quá nhiều lực ở bàn tay để đập bóng dẫn đến các chấn thương. Ngoài ra, phần cánh tay là phần da mềm nên cũng dễ bị bầm tím sau thời gian chơi lâu.
Khởi động không đúng cách
Không thực hiện khởi động kỹ càng cũng là một nguyên nhân dẫn đến chấn thương khi chơi bóng chuyền, bao gồm cả chấn thương bầm tay. Nhiều người không tập trung khởi động đầy đủ cho các nhóm cơ bàn tay và cánh tay nên dễ dẫn đến các chấn thương.
Chấn thương khi chơi
Ngoài những lý do khách quan, các chấn thương trong lúc chơi bóng chuyền cũng có thể đến từ quá trình chơi. Ví dụ, chấn thương do ngã hoặc va chạm với đồng đội, hay chắn bóng bằng tay, lực tác động mạnh của quả bóng vào tay cũng có thể gây ra các vết bầm.
Lý do khác
Những lý do kể trên được xem là nguyên nhân trực tiếp khiến bạn đánh bóng chuyền bị bầm tay. Tuy nhiên còn có một số lý do gián tiếp khác như là:
-
Sức khỏe yếu và không tập luyện thể thao thường xuyên
-
Sử dụng bóng không đảm bảo chất lượng, quá mềm hoặc quá cứng
-
Cơ địa dễ bầm tím, những người có cơ địa như vậy dễ bị bầm tím ngay cả với va chạm nhẹ trong hoạt động thường ngày
Hạn chế đánh bóng chuyền bị bầm tay
Để phòng tránh chấn thương bầm tay khi chơi bóng chuyền, người chơi nên bỏ túi những kinh nghiệm có ích cho riêng mình và nghiêm túc thực hiện để quá trình chơi được diễn ra suôn sẻ:
-
Học kỹ thuật đập, chắn, đỡ bóng đúng cách, sử dụng đúng phần tay để tránh chấn thương.
-
Khởi động đúng kỹ thuật trước khi tập luyện và thi đấu, để làm nóng cơ thể và chuẩn bị cho hoạt động liên tục.
-
Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cho đôi tay.
-
Hạn chế tối đa các tình huống va chạm, ngã hoặc va đập với đồng đội.
-
Sử dụng các phụ kiện như găng tay, bó tay để bảo vệ tay và tránh tiếp xúc trực tiếp với bóng.
-
Chỉ sử dụng những quả bóng có chất lượng tốt, độ căng phù hợp.
Tuân thủ các biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro chấn thương bầm tay khi tập luyện và thi đấu bóng chuyền.
Cách chăm sóc vết thương khi đánh bóng chuyền bị bầm tay
Vết bầm sau khi đánh bóng chuyền có thể được chăm sóc và chữa trị để làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng và cơn đau nếu thực hiện đúng phương pháp và thời gian kịp thời, hãy cùng…Bạn có thể tham khảo các cách sau:
Chườm túi đá lạnh
Sử dụng đá lạnh là một cách rất phổ biến trong thể thao để điều trị những vết bầm cũng như là giảm đau tức thời. Khi đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, nó sẽ làm các phần dây thần kinh tại vết bầm và tế bào ở đó bị ức chế quá trình lưu thông máu. Điều này sẽ làm giảm đau tức thì và khi mạch máu co lại cũng sẽ hạn chế được vết bầm.
Tuy nhiên, không nên đặt đá lạnh trực tiếp lên vết bầm hay vết thương. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng thông qua một túi chườm chuyên dụng. Thời gian chườm đá lạnh cũng không nên quá lâu, chỉ khoảng 10-15 phút mỗi lần. Việc áp dụng phương pháp này càng sớm sau chấn thương sẽ càng hiệu quả trong việc hạn chế vết bầm.
Kê cao vết bầm khi ngủ
Ngoài việc sử dụng đá lạnh, nâng cao phần vị trí bầm trên cơ thể khi nằm ngủ cũng giúp vết thương hồi phục nhanh.
Khi ngủ, hãy nâng cao phần vị trí bị bầm lên cao hơn so với cơ thể bạn. Ví dụ, nếu bị bầm cơ cánh tay, có thể sử dụng một cái gối để kê cao tay. Việc nâng cao phần cơ thể bị bầm trong khi ngủ giúp máu lưu thông về khu vực đó chậm hơn, từ đó giúp giảm sưng, đau và vết bầm
Chườm túi chườm ấm
Một phương pháp khác có thể sử dụng là túi chườm ấm. Tuy nhiên, không nên chườm trực tiếp lên vết bầm mà chỉ nên chườm xung quanh khu vực bị bầm. Sử dụng nước ấm, không quá nóng để tránh gây bỏng da.
Phương pháp này thường được áp dụng sau khi vết bầm xuất hiện từ 1 đến 2 ngày. Chườm nóng sẽ giúp làm tan phần máu đông xung quanh vết bầm, thúc đẩy lưu thông máu và giúp làm giảm vết bầm đáng kể
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng như rau xanh và trái cây giàu vitamin cũng có thể là một biện pháp hữu hiệu để giúp hạn chế và mau hồi phục các vết bầm.
Tập luyện có chế độ
Trong thời gian bị chấn thương, nên tránh tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao với cường độ quá cao. Thay vào đó, cần có một chế độ tập luyện phù hợp để giúp cơ thể hồi phục một cách tốt nhất.
Kết luận
Trong khi tham gia các hoạt động thể thao, gặp phải chấn thương và vết bầm trên cơ thể là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc hạn chế tối đa những rủi ro này là điều cần thiết. Hãy tham khảo kỹ các lưu ý và cách xử lý khi đánh bóng chuyền bị bầm tay để giúp bạn mau hồi phục.